Chữ viết đẹp của học sinh là vấn đề được mọi người trong và ngoài ngành Giáo dục Đào tạo quan tâm lo lắng . Người xưa có đã nói : “Nét chữ nết người” là hàm ý nét chữ thể hiện tính cách con người; thông qua rèn luyện chữ viết mà giáo dục nhân cách con người . Vì vậy phong trào “ Vở sạch – chữ đẹp “ vừa là mục đích, vừa là phương tiện trong quá trình rèn luyện học sinh viết đúng, dẫn tới việc viết đẹp cho học sinh, nó góp một phần vào việc giáo dục toàn diện cho học sinh.
Là giáo viên dạy Tiểu học, tôi luôn trăn trở suy nghĩ một câu hỏi: Làm thế nào dạy các em viết đẹp? Sau nhiều năm giảng dạy môn Tập Viết tôi nhận thấy rằng đối với học sinh nếu cùng một lúc đòi hỏi các em viết đúng, viết đẹp ngay là một điều không thực tế, khó có thể thực hiện được. Do vây đối vói từng lớp, giáo viên cần lựa chọn mục tiêu trọng tâm của môn học phù hợp với lứa tuổi để học sinh tiếp thu bài một cách vững chắc. Tôi đã xác định muốn viết chữ đẹp thì việc đầu tiên cần làm là rèn cho trẻ có nề nếp và kĩ thuật viết chữ đúng thì mới có cơ sở để viết chữ đẹp. Đây chính là yêu cầu có tính quyết định trong việc rèn viết chữ đẹp cho suốt quá trình học tập của học sinh.
Chuẩn bị mọi điều kiện để học sinh viết đúng :
a / Điều kiện về tư thế ngồi viết .
Là giáo viên dạy Tiểu học, tôi luôn trăn trở suy nghĩ một câu hỏi: Làm thế nào dạy các em viết đẹp? Sau nhiều năm giảng dạy môn Tập Viết tôi nhận thấy rằng đối với học sinh nếu cùng một lúc đòi hỏi các em viết đúng, viết đẹp ngay là một điều không thực tế, khó có thể thực hiện được. Do vây đối vói từng lớp, giáo viên cần lựa chọn mục tiêu trọng tâm của môn học phù hợp với lứa tuổi để học sinh tiếp thu bài một cách vững chắc. Tôi đã xác định muốn viết chữ đẹp thì việc đầu tiên cần làm là rèn cho trẻ có nề nếp và kĩ thuật viết chữ đúng thì mới có cơ sở để viết chữ đẹp. Đây chính là yêu cầu có tính quyết định trong việc rèn viết chữ đẹp cho suốt quá trình học tập của học sinh.
Chuẩn bị mọi điều kiện để học sinh viết đúng :
a / Điều kiện về tư thế ngồi viết .
Ngay từ khi vào lớp ở tuần đầu tôi hướng dẫn học sinh rất kĩ về tư thế ngồi viết một cách thoải mái nhất , không gò bó (dễ gây tê mỏi), hai tay phải đặt đúng điểm tựa quy định mới điều khiển cây bút theo sự chỉ huy của não được. Ngồi quá cao, đầu phải cúi gằm xuống. Ngồi quá thấp, đầu phải nhìn lên (điều này phụ thuộc vào bàn ghế phải thích hợp kích cỡ học sinh). Tuyệt đối không quỳ, nằm, ngồi viết tùy tiện. Khoảng cách từ mắt đến tầm 25cm đến 30cm là vừa (hơn một gang tay người lớn); không được nhìn quá gần vở vì thiếu ánh sáng sẽ dẫn đến cận thị .
- Cột sống lưng luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghé ngồi. Không ngồi vặn vẹo, lâu dần thành có tật, dẫn đến lẹch cột sống, rất khó chữa sau nay.
- Hai chân thoải mái, không để chân co, chân duỗi khiến cột sống phải lệch vẹo và chữ viết sẽ xiên lệch theo.
- Tay trái để xuôi theo chiều ngồi, giữ lấy mép vở cho khỏi xô lệch , đồng thời làm điểm tựa cho trọng lượng nửa người bên trái.
b/ Hướng dẫn cách cầm bút đúng:
- Tay phải cầm chắc bút bằng 3 ngón tay (cái , trỏ , giữa). Đầu ngón trỏ cách đầu ngòi bút chừng 2,5cm. Mép bàn tay là điểm tựa của cánh tay phải khi đặt bút xuống bàn viết. Lúc viết, điều khiển cây bút bằng các cơ cổ tay và các ngón tay.
- Không để ngửa bàn tay quá, tạo nên trọng lượng tì xuống lưng của hai ngón tay út và áp út (ngón đeo nhẫn). Ngược lại không úp quá nghiêng bàn tay về bên trái (nhìn từ trên xuống thấy cả 4 ngón tay: trỏ, giữa, áp út và út ).
Các tư thế tay cầm bút không đúng sẽ dẫn đén các cố tật sau này khó chữa như: căng cứng,mỏi cơ gân bàn tay; viết chóng mỏi tay;ra nhiều mồ hôi tay;không thẻ viết lâu, viết nhanh được.
Cầm bút xuôi theo chiều ngồi.Góc đọ bút đặt so với mặt giấy khoảng 45 độ. Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 90 độ. Đưa bút từ trái qua phải từ trên xuống dưới các nét đưa lên hoặc đưa sang ngang phải thật nhẹ tay, không ấn mạnh đầu bút vào mặt giấy.
Biện pháp thứ hai :
Rèn viết đúng trọng tâm từng nhóm chữ
Nếu cùng một lúc đòi hỏi học sinh viết đúng và đẹp ngay là diều rất khó thực hiện, mặt khác căn cứ vào đặc điểm cấu tạo nét và mối quan hệ về cách viết các chữ cái để học sinh viết đúng kĩ thuật ngay từ đầu tôi chia nhóm chữ và xác định chữ trọng tâm đại diện cho mỗi nhóm chữ học sinh hay sai chỗ nào, học sinh gặp khó khăn gì khi viét các chữ ở nhóm đó.
Nhóm 1: Gồm các chữ : m n i u ư v r t
Với nhóm chữ này học sinh hay thắc mắc lỗi viết chưa đúng nét nối giữa các nét, nét móc thường bị đổ nghiêng, khi hất lên thường choãi chân ra nên không đúng .
- Để khắc phục nhược điểm trên ngay từ nét bút đầu tiên tôi đặt trọng tâm rèn luyện học sinh viết nét móc ngược, móc 2 đầu thật đúng, thật ngay ngắn trước khi ghép các nét tạo thành chữ. Khi ghép chữ tôi luôn chú ý minh họa rõ nét điểm đặt bút, điểm dừng bút của mỗi nét để chữ viết cân đối, đẹp.
- Từ các nét cơ bản ở nhóm chữ thứ nhất được viết đúng kĩ thuật học sinh sẽ có cơ sở viết chữ ở nhóm thứ 2 dễ hơn.
Nhóm thứ 2: gồm các chữ : l b h k y
ở nhóm chữ này học sinh hay viết sai điểm giao nhau của nét và chữ viết còn cong vẹo.
- Để giúp học sinh viết đúng điểm giao nhau của các nét khuyết tôi luôn cho học sinh xác định rõ ràng điểm giao nhau của nét khuyết bằng 1 dấu chầm nhỏ và rèn cho học sinh thói quen luôn đưa bút từ điểm bắt đầu qua đúng chấm rồi mới đưa bút lên tiếp thì mới viết đúng.
- Để viết được nhóm chữ này thẳng, ngay ngắn thì cần rèn cho học sinh biết viết nét sổ thật đúng,thật thẳng ở ngay các bài nét chữ cơ bản khi nào thành thạo thì mới tiến hành viét nét khuyết .
Nhóm 3 : Gồm các chữ : o ô ơ ă â
Với nhóm chữ này nhiều người cứ nghĩ là đơn giản nhưng thực tế hầu hết học sinh viết sai từ chữ O như chiều ngang quá rộng hoặc quá hẹp, nét chữ không đều đầu to đầu bé.
chính vì vậy ở nhóm chữ này tôi xác định cần dạy học sinh viết đúng chữ O để làm cơ sở cho viết đúng các chữ khác trong nhóm. vậy thì O viết thế nào cho đúng? Điểm đặt bút từ đâu? chiều ngang chiếm tỉ lệ bao nhiêu so với chiều cao? Đó là việc làm rất khó đểcho học sinh xác định được. Vì vậy khi dạy chữ O tôi kẻ một ô vuông trên bảng rồi chia ra 3 phần bằng nhau, đánh dấu 4 điểm ở giữa các cạnh hình chữ nhật, dùng phấn màu chấm hình chữ O sau đó tô lên các dấu chấm,vừa tô vừa giảng kĩ, nhấn mạnh điểm đặt bút đầu tiên và điểm dừng bút chính là điểm để viết thêm dấu “ , “ chữ O và điểm để nối các nét chữ khác khi viết nhanh. Viết được chữ O đúng học sinh dễ dàng viết đúng các chữ cái khác trong nhóm.
Sau khi chia các nhóm chữ, xác định trọng tâm cần dạy kĩ ở mỗi nhóm tôi luôn đặt ra một kế hoạch rèn chữ hàng tuần, hàng tháng 1 cách cụ thể. Mỗi tuần tôi rèn một nhóm chữ nhất định, rèn đúng loại chữ này thì mới chuyển sang loại chữ khác, loại chữ này viết đúng kỹ thuật mới chuyển sang rèn loại chữ khác rồi tiến tới rèn viết đẹp nên học sinh rất say mê,phấn khởi, không căng thẳng lo lắng khi tập viết.
Sau mỗi bài viết cần nhận xét “ nét nào được, nét nào hỏng?”. Tìm nguyên nhân vì sao hỏng: Tại tư thế cầm bút, ngồi viết không đúng quy định, tay đặt bút không có điểm tựa, vì chưa chuyển dịch bút đúng tầm tay đưa bút, do vướng vấp cạnh bàn, mặt giấy không nhẵn, mực xuống không đều... Tóm lại có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chữ xấu trong khi viết.
Sau khi phát hiện ra nguyên nhân chỗ viết hỏng, cần giúp trẻ rút kinh nghiệm, tránh vấp phải sai sót tương tự ở lần sau.
Khi viết thấy mỏi tay,mồ hôi tay ra nhiều , hoặc hoa mắt, nhức đầu, có nghĩa là ngồi quá lâu, phải nghỉ giải lao, chuyển sang các hoạt động cơ bắp như :vươn vai , hít thở, tập thể dục...Sau 4 đến 5 phút trở lại ngồi viết sẽ có hiệu quả hơn.
Biện pháp Thứ Ba:
Sự mẫu mực chữ viết của giáo viên là phương tiện quan trọng để dạy học sinh viết đúng, đẹp.
Người giáo viên phaỉ coi trọng việc trình bày trên bảng là trang viết mẫu mực của mình cho học sinh noi theo.Do vậy việc khổ công rèn luyện viết đúng,viết đẹp,viết rõ ràng và ngay ngắn là tiêu chí mọi GV đều phải đặt ra và thực hiện bằng được trong từng giờ học,trong từng cách trình bày bảng sao cho khoa học, đẹp mắt.
Ngoài yêu cầu về viết đúng, viết đẹp tôi còn luôn chú ý tạo sự thống nhất trong cách trình bày bảng ở từng phân môn và thể hiện bài dạy. Từ đó quy định cách trình bày bài viết trong vở của học sinh để tạo ra sự thống nhất , chuẩn mực từ các chi tiết nhỏ nhất(gạch chân, kẻ hết bài,kẻ hết buổi,cách ghi phân môn,cách trình bày bài thơ lục bát , thơ tự do và bài văn xuôi...)Hay khi chấm bài tôi rất chú ý đến việc chữa lỗi kĩ cho học sinh kết hợp với lời phê chính xác, mang tính khích lệ, chỉ bảo, luôn chứa đựng tình cảm, động viên học sinh để học sinh tự tin vào bản thân khi viết bài và nhận ra những tồn tại cần khắc phục.
Biện Pháp Thứ Tư:
Kết hợp với cha mẹ học sinh và tổ chức tốt các phong trào thi đua.
Đặc điểm của học sinh Tiểu học là nhanh quên vì vậy việc rèn luyện viết chữ đúng,đẹp cần được làm thường xuyên và liên tục ở mọi nơi mọi lúc, ngoài sự dạy dỗ của thầy cô ở lớp việc cha mẹ giúp đỡ con rèn chữ ở nhà là một việc quan trọng vì vậy ngay buổi học đầu tiên của năm học tôi đã trao đổi rất kĩ tầm quan trọng của việc rèn chữ cho học sinh và phổ biến cách dạy các cháu ở nhà cho thống nhất với giáo viên ở lớp.
- Cột sống lưng luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghé ngồi. Không ngồi vặn vẹo, lâu dần thành có tật, dẫn đến lẹch cột sống, rất khó chữa sau nay.
- Hai chân thoải mái, không để chân co, chân duỗi khiến cột sống phải lệch vẹo và chữ viết sẽ xiên lệch theo.
- Tay trái để xuôi theo chiều ngồi, giữ lấy mép vở cho khỏi xô lệch , đồng thời làm điểm tựa cho trọng lượng nửa người bên trái.
b/ Hướng dẫn cách cầm bút đúng:
- Tay phải cầm chắc bút bằng 3 ngón tay (cái , trỏ , giữa). Đầu ngón trỏ cách đầu ngòi bút chừng 2,5cm. Mép bàn tay là điểm tựa của cánh tay phải khi đặt bút xuống bàn viết. Lúc viết, điều khiển cây bút bằng các cơ cổ tay và các ngón tay.
- Không để ngửa bàn tay quá, tạo nên trọng lượng tì xuống lưng của hai ngón tay út và áp út (ngón đeo nhẫn). Ngược lại không úp quá nghiêng bàn tay về bên trái (nhìn từ trên xuống thấy cả 4 ngón tay: trỏ, giữa, áp út và út ).
Các tư thế tay cầm bút không đúng sẽ dẫn đén các cố tật sau này khó chữa như: căng cứng,mỏi cơ gân bàn tay; viết chóng mỏi tay;ra nhiều mồ hôi tay;không thẻ viết lâu, viết nhanh được.
Cầm bút xuôi theo chiều ngồi.Góc đọ bút đặt so với mặt giấy khoảng 45 độ. Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 90 độ. Đưa bút từ trái qua phải từ trên xuống dưới các nét đưa lên hoặc đưa sang ngang phải thật nhẹ tay, không ấn mạnh đầu bút vào mặt giấy.
Biện pháp thứ hai :
Rèn viết đúng trọng tâm từng nhóm chữ
Nếu cùng một lúc đòi hỏi học sinh viết đúng và đẹp ngay là diều rất khó thực hiện, mặt khác căn cứ vào đặc điểm cấu tạo nét và mối quan hệ về cách viết các chữ cái để học sinh viết đúng kĩ thuật ngay từ đầu tôi chia nhóm chữ và xác định chữ trọng tâm đại diện cho mỗi nhóm chữ học sinh hay sai chỗ nào, học sinh gặp khó khăn gì khi viét các chữ ở nhóm đó.
Nhóm 1: Gồm các chữ : m n i u ư v r t
Với nhóm chữ này học sinh hay thắc mắc lỗi viết chưa đúng nét nối giữa các nét, nét móc thường bị đổ nghiêng, khi hất lên thường choãi chân ra nên không đúng .
- Để khắc phục nhược điểm trên ngay từ nét bút đầu tiên tôi đặt trọng tâm rèn luyện học sinh viết nét móc ngược, móc 2 đầu thật đúng, thật ngay ngắn trước khi ghép các nét tạo thành chữ. Khi ghép chữ tôi luôn chú ý minh họa rõ nét điểm đặt bút, điểm dừng bút của mỗi nét để chữ viết cân đối, đẹp.
- Từ các nét cơ bản ở nhóm chữ thứ nhất được viết đúng kĩ thuật học sinh sẽ có cơ sở viết chữ ở nhóm thứ 2 dễ hơn.
Nhóm thứ 2: gồm các chữ : l b h k y
ở nhóm chữ này học sinh hay viết sai điểm giao nhau của nét và chữ viết còn cong vẹo.
- Để giúp học sinh viết đúng điểm giao nhau của các nét khuyết tôi luôn cho học sinh xác định rõ ràng điểm giao nhau của nét khuyết bằng 1 dấu chầm nhỏ và rèn cho học sinh thói quen luôn đưa bút từ điểm bắt đầu qua đúng chấm rồi mới đưa bút lên tiếp thì mới viết đúng.
- Để viết được nhóm chữ này thẳng, ngay ngắn thì cần rèn cho học sinh biết viết nét sổ thật đúng,thật thẳng ở ngay các bài nét chữ cơ bản khi nào thành thạo thì mới tiến hành viét nét khuyết .
Nhóm 3 : Gồm các chữ : o ô ơ ă â
Với nhóm chữ này nhiều người cứ nghĩ là đơn giản nhưng thực tế hầu hết học sinh viết sai từ chữ O như chiều ngang quá rộng hoặc quá hẹp, nét chữ không đều đầu to đầu bé.
chính vì vậy ở nhóm chữ này tôi xác định cần dạy học sinh viết đúng chữ O để làm cơ sở cho viết đúng các chữ khác trong nhóm. vậy thì O viết thế nào cho đúng? Điểm đặt bút từ đâu? chiều ngang chiếm tỉ lệ bao nhiêu so với chiều cao? Đó là việc làm rất khó đểcho học sinh xác định được. Vì vậy khi dạy chữ O tôi kẻ một ô vuông trên bảng rồi chia ra 3 phần bằng nhau, đánh dấu 4 điểm ở giữa các cạnh hình chữ nhật, dùng phấn màu chấm hình chữ O sau đó tô lên các dấu chấm,vừa tô vừa giảng kĩ, nhấn mạnh điểm đặt bút đầu tiên và điểm dừng bút chính là điểm để viết thêm dấu “ , “ chữ O và điểm để nối các nét chữ khác khi viết nhanh. Viết được chữ O đúng học sinh dễ dàng viết đúng các chữ cái khác trong nhóm.
Sau khi chia các nhóm chữ, xác định trọng tâm cần dạy kĩ ở mỗi nhóm tôi luôn đặt ra một kế hoạch rèn chữ hàng tuần, hàng tháng 1 cách cụ thể. Mỗi tuần tôi rèn một nhóm chữ nhất định, rèn đúng loại chữ này thì mới chuyển sang loại chữ khác, loại chữ này viết đúng kỹ thuật mới chuyển sang rèn loại chữ khác rồi tiến tới rèn viết đẹp nên học sinh rất say mê,phấn khởi, không căng thẳng lo lắng khi tập viết.
Sau mỗi bài viết cần nhận xét “ nét nào được, nét nào hỏng?”. Tìm nguyên nhân vì sao hỏng: Tại tư thế cầm bút, ngồi viết không đúng quy định, tay đặt bút không có điểm tựa, vì chưa chuyển dịch bút đúng tầm tay đưa bút, do vướng vấp cạnh bàn, mặt giấy không nhẵn, mực xuống không đều... Tóm lại có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chữ xấu trong khi viết.
Sau khi phát hiện ra nguyên nhân chỗ viết hỏng, cần giúp trẻ rút kinh nghiệm, tránh vấp phải sai sót tương tự ở lần sau.
Khi viết thấy mỏi tay,mồ hôi tay ra nhiều , hoặc hoa mắt, nhức đầu, có nghĩa là ngồi quá lâu, phải nghỉ giải lao, chuyển sang các hoạt động cơ bắp như :vươn vai , hít thở, tập thể dục...Sau 4 đến 5 phút trở lại ngồi viết sẽ có hiệu quả hơn.
Biện pháp Thứ Ba:
Sự mẫu mực chữ viết của giáo viên là phương tiện quan trọng để dạy học sinh viết đúng, đẹp.
Người giáo viên phaỉ coi trọng việc trình bày trên bảng là trang viết mẫu mực của mình cho học sinh noi theo.Do vậy việc khổ công rèn luyện viết đúng,viết đẹp,viết rõ ràng và ngay ngắn là tiêu chí mọi GV đều phải đặt ra và thực hiện bằng được trong từng giờ học,trong từng cách trình bày bảng sao cho khoa học, đẹp mắt.
Ngoài yêu cầu về viết đúng, viết đẹp tôi còn luôn chú ý tạo sự thống nhất trong cách trình bày bảng ở từng phân môn và thể hiện bài dạy. Từ đó quy định cách trình bày bài viết trong vở của học sinh để tạo ra sự thống nhất , chuẩn mực từ các chi tiết nhỏ nhất(gạch chân, kẻ hết bài,kẻ hết buổi,cách ghi phân môn,cách trình bày bài thơ lục bát , thơ tự do và bài văn xuôi...)Hay khi chấm bài tôi rất chú ý đến việc chữa lỗi kĩ cho học sinh kết hợp với lời phê chính xác, mang tính khích lệ, chỉ bảo, luôn chứa đựng tình cảm, động viên học sinh để học sinh tự tin vào bản thân khi viết bài và nhận ra những tồn tại cần khắc phục.
Biện Pháp Thứ Tư:
Kết hợp với cha mẹ học sinh và tổ chức tốt các phong trào thi đua.
Đặc điểm của học sinh Tiểu học là nhanh quên vì vậy việc rèn luyện viết chữ đúng,đẹp cần được làm thường xuyên và liên tục ở mọi nơi mọi lúc, ngoài sự dạy dỗ của thầy cô ở lớp việc cha mẹ giúp đỡ con rèn chữ ở nhà là một việc quan trọng vì vậy ngay buổi học đầu tiên của năm học tôi đã trao đổi rất kĩ tầm quan trọng của việc rèn chữ cho học sinh và phổ biến cách dạy các cháu ở nhà cho thống nhất với giáo viên ở lớp.
Một mặt nữa tôi luôn chú ý bồi dưỡng lòng say mê và quyết tâm rèn chữ viết cho học sinh thông qua các phong trào thi đua theo tuần, theo chủ điểmvà kết hợp với hội cha mẹo học sinh khen thưởng kịp thời.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng trong việc: Rèn kĩ thuật viết chữ. Tôi xin trình bày để các đồng nghiệp tham khảo, đóng góp ý kiến - giúp đỡ tôi trong công tác để tôi có thể nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn.
0 comments:
Post a Comment