Khi phụ huynh luyện chữ cho con cần có những lưu ý để con có được những nét chữ đầu đời đẹp và không mắc phải những tật đáng tiếc khi cầm bút không đúng cách.
1. Dạy bé bắt đầu viết
Đây là giai đoạn quan trọng vì nó có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển sau này của trẻ, những lỗi trong giai đoạn này mà không được sửa kịp thời sẽ rất khó sửa.
Cha mẹ hoặc giáo viên tiểu học, gia sư tại nhà nên cho trẻ viết theo một kiểu chữ trong một quyển tập viết. Viết đi, viết lại nhiều lần, nhằm giúp trẻ quen với các ký tự, không mắc lỗi chính tả và viết đều tay.
Để trẻ ngồi viết thoải mái, vở để thẳng trước mặt. Nhiều trẻ để vở nghiêng hẳn về bên phải hoặc bên trái mới viết được, bạn nên sửa ngay cách ngồi sai này, để lâu dần thành thói quen rất khó sửa.
Khi trẻ đã quen với cách viết riêng của chúng, bạn phải từng bước nắn lại chữ bằng cách cho trẻ viết thật nhiều theo khuôn mẫu. Trong trường hợp này chúng ta cần phải dạy trẻ, khuyến khích trẻ có tính kiên trì để trẻ tập luyện.
Để bé hứng thú trong việc luyện tập chữ
- Khi tập viết cùng con phụ huynh hãy viết những dòng chữ nhiều màu sắc thật đẹp và đúng mẫu sau đó bảo bé viết lại sao cho giống chữ của phụ huynh hoặc bạn để cách ô cho bé điền chữ vào.
- Nên cho bé tập viết nhật ký hàng ngày, hướng dẫn con ghi những gì mà bé đã làm trong ngày,… dặn con viết thật cẩn thận. Những đặc biệt nên mua những tấm thiệp đưa cho bé để bé ghi lên đó tặng ông bà hay bố mẹ,cô giáo, bạn bè,…
2. Cách cầm bút
- Bút được cầm bằng 3 ngón: ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Ba ngón này sẽ đảm nhận phần di động bút khi bé viết. Đầu ngón trỏ cách đầu ngòi bút khoảng 2,5cm.
- Ngón út và áp út cong lại, sau đó đặt thoải mái trên bàn. Đây là phần cố định của bàn tay khi bé viết.
- Mép bàn tay là điểm tựa của cánh tay phải khi đặt bút xuống bàn viết. Lúc viết, điều khiển cây bút bằng các cơ cổ tay và các ngón tay.
- Cố gắng khi viết không cho con di chuyển cả cánh tay. Nếu trẻ chưa tập được bạn có thể cho trẻ nằm trên sàn để tập cố định cánh tay trong thời gian đầu. Khi trẻ đã quen bạn tập cho trẻ ngồi viết trên bàn trở lại.
- Không để ngửa bàn tay quá, tạo nên trọng lượng tì xuống lưng của hai ngón tay út và áp út. Ngược lại không úp quá nghiêng bàn tay về bên trái (nhìn từ trên xuống thấy cả 4 ngón tay: trỏ, giữa, áp út và út).
- Cầm bút xuôi theo chiều ngồi. Góc độ bút đặt so với mặt giấy khoảng 45 độ. Tuyệt đối tránh cầm bút dựng đứng 90 độ. Không ấn mạnh đầu bút vào mặt giấy, phải thật nhẹ tay đưa bút từ trái qua phải từ trên xuống dưới các nét đưa lên hoặc đưa sang ngang.
3. Tư thế ngồi:
Để tránh các tật về xương, mắt nên tập cho trẻ thói quen ngồi đúng tư thế.
- Khi trẻ ngồi thì khuỷu tay vừa chấm tới mặt bàn muốn thế bàn và ghế phải phải phù hợp với chiều cao, đúng tầm của trẻ. Nếu bàn quá thấp trẻ sẽ phải khom lưng xuống, lâu ngày sẽ bị gù hoặc tệ hơn nữa là vẹo cột sống. Nhưng nếu bàn quá cao, trẻ phải nhướng người lên, hoặc cúi sát xuống để viết dễ bị cận thị.
- Ngồi viết trong tư thế phải thoải mái, không gò bó. Khoảng cách từ mắt đến vở 25 -30 cm.
- Cột sống luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghế ngồi. Nguồn: Unitapviet
- Ghế trẻ ngồi phải vuông góc với hông, cằm và chân trẻ.
- Đặt vở đúng vị trí: trẻ mới tập viết thường đặt vở thẳng với mép bàn. Khi viết thông thạo hơn, nên cho trẻ đặt vở nghiêng về phía tay viết. Nếu trẻ viết tay phải, góc phải trên của vở là góc cao nhất, nghiêng về phía bên phải. Nếu trẻ viết tay trái, góc trái trên của vở là góc cao nhất, nghiêng về phía tay trái. Đây là vị trí đặt vở tối ưu nhất, tạo thuận lợi cho tay viết..
Với một số cách dạy chữ đẹp cho trẻ như trên, tôi hi vọng rằng không chỉ các bậc phụ huynh, các giáo viên tiểu học mà còn cả các bạn gia sư tiểu học, các em đang muốn luyện chữ đẹp sẽ có cái nhìn thật đúng đắn về việc luyện chữ, cách viết chữ.
3 điều phụ huynh cần lưu ý khi dạy con tập viết
Posted by
Unknown
|
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 comments:
Post a Comment