Khi phụ huynh luyện chữ cho con cần có những lưu ý để con có được những nét chữ đầu đời đẹp và không mắc phải những tật đáng tiếc khi cầm bút không đúng cách.
1. Dạy bé bắt đầu viết
Đây là giai đoạn quan trọng vì nó có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển sau này của trẻ, những lỗi trong giai đoạn này mà không được sửa kịp thời sẽ rất khó sửa.
Cha mẹ hoặc giáo viên tiểu học, gia sư tại nhà nên cho trẻ viết theo một kiểu chữ trong một quyển tập viết. Viết đi, viết lại nhiều lần, nhằm giúp trẻ quen với các ký tự, không mắc lỗi chính tả và viết đều tay.
Để trẻ ngồi viết thoải mái, vở để thẳng trước mặt. Nhiều trẻ để vở nghiêng hẳn về bên phải hoặc bên trái mới viết được, bạn nên sửa ngay cách ngồi sai này, để lâu dần thành thói quen rất khó sửa.
Khi trẻ đã quen với cách viết riêng của chúng, bạn phải từng bước nắn lại chữ bằng cách cho trẻ viết thật nhiều theo khuôn mẫu. Trong trường hợp này chúng ta cần phải dạy trẻ, khuyến khích trẻ có tính kiên trì để trẻ tập luyện.
Để bé hứng thú trong việc luyện tập chữ
- Khi tập viết cùng con phụ huynh hãy viết những dòng chữ nhiều màu sắc thật đẹp và đúng mẫu sau đó bảo bé viết lại sao cho giống chữ của phụ huynh hoặc bạn để cách ô cho bé điền chữ vào.
- Nên cho bé tập viết nhật ký hàng ngày, hướng dẫn con ghi những gì mà bé đã làm trong ngày,… dặn con viết thật cẩn thận. Những đặc biệt nên mua những tấm thiệp đưa cho bé để bé ghi lên đó tặng ông bà hay bố mẹ,cô giáo, bạn bè,…
2. Cách cầm bút
- Bút được cầm bằng 3 ngón: ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Ba ngón này sẽ đảm nhận phần di động bút khi bé viết. Đầu ngón trỏ cách đầu ngòi bút khoảng 2,5cm.
- Ngón út và áp út cong lại, sau đó đặt thoải mái trên bàn. Đây là phần cố định của bàn tay khi bé viết.
- Mép bàn tay là điểm tựa của cánh tay phải khi đặt bút xuống bàn viết. Lúc viết, điều khiển cây bút bằng các cơ cổ tay và các ngón tay.
- Cố gắng khi viết không cho con di chuyển cả cánh tay. Nếu trẻ chưa tập được bạn có thể cho trẻ nằm trên sàn để tập cố định cánh tay trong thời gian đầu. Khi trẻ đã quen bạn tập cho trẻ ngồi viết trên bàn trở lại.
- Không để ngửa bàn tay quá, tạo nên trọng lượng tì xuống lưng của hai ngón tay út và áp út. Ngược lại không úp quá nghiêng bàn tay về bên trái (nhìn từ trên xuống thấy cả 4 ngón tay: trỏ, giữa, áp út và út).
- Cầm bút xuôi theo chiều ngồi. Góc độ bút đặt so với mặt giấy khoảng 45 độ. Tuyệt đối tránh cầm bút dựng đứng 90 độ. Không ấn mạnh đầu bút vào mặt giấy, phải thật nhẹ tay đưa bút từ trái qua phải từ trên xuống dưới các nét đưa lên hoặc đưa sang ngang.
3. Tư thế ngồi:
Để tránh các tật về xương, mắt nên tập cho trẻ thói quen ngồi đúng tư thế.
- Khi trẻ ngồi thì khuỷu tay vừa chấm tới mặt bàn muốn thế bàn và ghế phải phải phù hợp với chiều cao, đúng tầm của trẻ. Nếu bàn quá thấp trẻ sẽ phải khom lưng xuống, lâu ngày sẽ bị gù hoặc tệ hơn nữa là vẹo cột sống. Nhưng nếu bàn quá cao, trẻ phải nhướng người lên, hoặc cúi sát xuống để viết dễ bị cận thị.
- Ngồi viết trong tư thế phải thoải mái, không gò bó. Khoảng cách từ mắt đến vở 25 -30 cm.
- Cột sống luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghế ngồi. Nguồn: Unitapviet
- Ghế trẻ ngồi phải vuông góc với hông, cằm và chân trẻ.
- Đặt vở đúng vị trí: trẻ mới tập viết thường đặt vở thẳng với mép bàn. Khi viết thông thạo hơn, nên cho trẻ đặt vở nghiêng về phía tay viết. Nếu trẻ viết tay phải, góc phải trên của vở là góc cao nhất, nghiêng về phía bên phải. Nếu trẻ viết tay trái, góc trái trên của vở là góc cao nhất, nghiêng về phía tay trái. Đây là vị trí đặt vở tối ưu nhất, tạo thuận lợi cho tay viết..
Với một số cách dạy chữ đẹp cho trẻ như trên, tôi hi vọng rằng không chỉ các bậc phụ huynh, các giáo viên tiểu học mà còn cả các bạn gia sư tiểu học, các em đang muốn luyện chữ đẹp sẽ có cái nhìn thật đúng đắn về việc luyện chữ, cách viết chữ.
3 điều phụ huynh cần lưu ý khi dạy con tập viết
Posted by
Unknown
|
Read User's Comments(0)
Chia sẻ kinh nghiệm rèn chữ viết của cô giáo Nguyễn Thu Hoài - GV trường Nguyễn Thượng Hiền
Posted by
Unknown
|
Chữ viết đẹp của học sinh là vấn đề được mọi người trong và ngoài ngành Giáo dục Đào tạo quan tâm lo lắng . Người xưa có đã nói : “Nét chữ nết người” là hàm ý nét chữ thể hiện tính cách con người; thông qua rèn luyện chữ viết mà giáo dục nhân cách con người . Vì vậy phong trào “ Vở sạch – chữ đẹp “ vừa là mục đích, vừa là phương tiện trong quá trình rèn luyện học sinh viết đúng, dẫn tới việc viết đẹp cho học sinh, nó góp một phần vào việc giáo dục toàn diện cho học sinh.
Là giáo viên dạy Tiểu học, tôi luôn trăn trở suy nghĩ một câu hỏi: Làm thế nào dạy các em viết đẹp? Sau nhiều năm giảng dạy môn Tập Viết tôi nhận thấy rằng đối với học sinh nếu cùng một lúc đòi hỏi các em viết đúng, viết đẹp ngay là một điều không thực tế, khó có thể thực hiện được. Do vây đối vói từng lớp, giáo viên cần lựa chọn mục tiêu trọng tâm của môn học phù hợp với lứa tuổi để học sinh tiếp thu bài một cách vững chắc. Tôi đã xác định muốn viết chữ đẹp thì việc đầu tiên cần làm là rèn cho trẻ có nề nếp và kĩ thuật viết chữ đúng thì mới có cơ sở để viết chữ đẹp. Đây chính là yêu cầu có tính quyết định trong việc rèn viết chữ đẹp cho suốt quá trình học tập của học sinh.
Chuẩn bị mọi điều kiện để học sinh viết đúng :
a / Điều kiện về tư thế ngồi viết .
Là giáo viên dạy Tiểu học, tôi luôn trăn trở suy nghĩ một câu hỏi: Làm thế nào dạy các em viết đẹp? Sau nhiều năm giảng dạy môn Tập Viết tôi nhận thấy rằng đối với học sinh nếu cùng một lúc đòi hỏi các em viết đúng, viết đẹp ngay là một điều không thực tế, khó có thể thực hiện được. Do vây đối vói từng lớp, giáo viên cần lựa chọn mục tiêu trọng tâm của môn học phù hợp với lứa tuổi để học sinh tiếp thu bài một cách vững chắc. Tôi đã xác định muốn viết chữ đẹp thì việc đầu tiên cần làm là rèn cho trẻ có nề nếp và kĩ thuật viết chữ đúng thì mới có cơ sở để viết chữ đẹp. Đây chính là yêu cầu có tính quyết định trong việc rèn viết chữ đẹp cho suốt quá trình học tập của học sinh.
Chuẩn bị mọi điều kiện để học sinh viết đúng :
a / Điều kiện về tư thế ngồi viết .
Ngay từ khi vào lớp ở tuần đầu tôi hướng dẫn học sinh rất kĩ về tư thế ngồi viết một cách thoải mái nhất , không gò bó (dễ gây tê mỏi), hai tay phải đặt đúng điểm tựa quy định mới điều khiển cây bút theo sự chỉ huy của não được. Ngồi quá cao, đầu phải cúi gằm xuống. Ngồi quá thấp, đầu phải nhìn lên (điều này phụ thuộc vào bàn ghế phải thích hợp kích cỡ học sinh). Tuyệt đối không quỳ, nằm, ngồi viết tùy tiện. Khoảng cách từ mắt đến tầm 25cm đến 30cm là vừa (hơn một gang tay người lớn); không được nhìn quá gần vở vì thiếu ánh sáng sẽ dẫn đến cận thị .
- Cột sống lưng luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghé ngồi. Không ngồi vặn vẹo, lâu dần thành có tật, dẫn đến lẹch cột sống, rất khó chữa sau nay.
- Hai chân thoải mái, không để chân co, chân duỗi khiến cột sống phải lệch vẹo và chữ viết sẽ xiên lệch theo.
- Tay trái để xuôi theo chiều ngồi, giữ lấy mép vở cho khỏi xô lệch , đồng thời làm điểm tựa cho trọng lượng nửa người bên trái.
b/ Hướng dẫn cách cầm bút đúng:
- Tay phải cầm chắc bút bằng 3 ngón tay (cái , trỏ , giữa). Đầu ngón trỏ cách đầu ngòi bút chừng 2,5cm. Mép bàn tay là điểm tựa của cánh tay phải khi đặt bút xuống bàn viết. Lúc viết, điều khiển cây bút bằng các cơ cổ tay và các ngón tay.
- Không để ngửa bàn tay quá, tạo nên trọng lượng tì xuống lưng của hai ngón tay út và áp út (ngón đeo nhẫn). Ngược lại không úp quá nghiêng bàn tay về bên trái (nhìn từ trên xuống thấy cả 4 ngón tay: trỏ, giữa, áp út và út ).
Các tư thế tay cầm bút không đúng sẽ dẫn đén các cố tật sau này khó chữa như: căng cứng,mỏi cơ gân bàn tay; viết chóng mỏi tay;ra nhiều mồ hôi tay;không thẻ viết lâu, viết nhanh được.
Cầm bút xuôi theo chiều ngồi.Góc đọ bút đặt so với mặt giấy khoảng 45 độ. Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 90 độ. Đưa bút từ trái qua phải từ trên xuống dưới các nét đưa lên hoặc đưa sang ngang phải thật nhẹ tay, không ấn mạnh đầu bút vào mặt giấy.
Biện pháp thứ hai :
Rèn viết đúng trọng tâm từng nhóm chữ
Nếu cùng một lúc đòi hỏi học sinh viết đúng và đẹp ngay là diều rất khó thực hiện, mặt khác căn cứ vào đặc điểm cấu tạo nét và mối quan hệ về cách viết các chữ cái để học sinh viết đúng kĩ thuật ngay từ đầu tôi chia nhóm chữ và xác định chữ trọng tâm đại diện cho mỗi nhóm chữ học sinh hay sai chỗ nào, học sinh gặp khó khăn gì khi viét các chữ ở nhóm đó.
Nhóm 1: Gồm các chữ : m n i u ư v r t
Với nhóm chữ này học sinh hay thắc mắc lỗi viết chưa đúng nét nối giữa các nét, nét móc thường bị đổ nghiêng, khi hất lên thường choãi chân ra nên không đúng .
- Để khắc phục nhược điểm trên ngay từ nét bút đầu tiên tôi đặt trọng tâm rèn luyện học sinh viết nét móc ngược, móc 2 đầu thật đúng, thật ngay ngắn trước khi ghép các nét tạo thành chữ. Khi ghép chữ tôi luôn chú ý minh họa rõ nét điểm đặt bút, điểm dừng bút của mỗi nét để chữ viết cân đối, đẹp.
- Từ các nét cơ bản ở nhóm chữ thứ nhất được viết đúng kĩ thuật học sinh sẽ có cơ sở viết chữ ở nhóm thứ 2 dễ hơn.
Nhóm thứ 2: gồm các chữ : l b h k y
ở nhóm chữ này học sinh hay viết sai điểm giao nhau của nét và chữ viết còn cong vẹo.
- Để giúp học sinh viết đúng điểm giao nhau của các nét khuyết tôi luôn cho học sinh xác định rõ ràng điểm giao nhau của nét khuyết bằng 1 dấu chầm nhỏ và rèn cho học sinh thói quen luôn đưa bút từ điểm bắt đầu qua đúng chấm rồi mới đưa bút lên tiếp thì mới viết đúng.
- Để viết được nhóm chữ này thẳng, ngay ngắn thì cần rèn cho học sinh biết viết nét sổ thật đúng,thật thẳng ở ngay các bài nét chữ cơ bản khi nào thành thạo thì mới tiến hành viét nét khuyết .
Nhóm 3 : Gồm các chữ : o ô ơ ă â
Với nhóm chữ này nhiều người cứ nghĩ là đơn giản nhưng thực tế hầu hết học sinh viết sai từ chữ O như chiều ngang quá rộng hoặc quá hẹp, nét chữ không đều đầu to đầu bé.
chính vì vậy ở nhóm chữ này tôi xác định cần dạy học sinh viết đúng chữ O để làm cơ sở cho viết đúng các chữ khác trong nhóm. vậy thì O viết thế nào cho đúng? Điểm đặt bút từ đâu? chiều ngang chiếm tỉ lệ bao nhiêu so với chiều cao? Đó là việc làm rất khó đểcho học sinh xác định được. Vì vậy khi dạy chữ O tôi kẻ một ô vuông trên bảng rồi chia ra 3 phần bằng nhau, đánh dấu 4 điểm ở giữa các cạnh hình chữ nhật, dùng phấn màu chấm hình chữ O sau đó tô lên các dấu chấm,vừa tô vừa giảng kĩ, nhấn mạnh điểm đặt bút đầu tiên và điểm dừng bút chính là điểm để viết thêm dấu “ , “ chữ O và điểm để nối các nét chữ khác khi viết nhanh. Viết được chữ O đúng học sinh dễ dàng viết đúng các chữ cái khác trong nhóm.
Sau khi chia các nhóm chữ, xác định trọng tâm cần dạy kĩ ở mỗi nhóm tôi luôn đặt ra một kế hoạch rèn chữ hàng tuần, hàng tháng 1 cách cụ thể. Mỗi tuần tôi rèn một nhóm chữ nhất định, rèn đúng loại chữ này thì mới chuyển sang loại chữ khác, loại chữ này viết đúng kỹ thuật mới chuyển sang rèn loại chữ khác rồi tiến tới rèn viết đẹp nên học sinh rất say mê,phấn khởi, không căng thẳng lo lắng khi tập viết.
Sau mỗi bài viết cần nhận xét “ nét nào được, nét nào hỏng?”. Tìm nguyên nhân vì sao hỏng: Tại tư thế cầm bút, ngồi viết không đúng quy định, tay đặt bút không có điểm tựa, vì chưa chuyển dịch bút đúng tầm tay đưa bút, do vướng vấp cạnh bàn, mặt giấy không nhẵn, mực xuống không đều... Tóm lại có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chữ xấu trong khi viết.
Sau khi phát hiện ra nguyên nhân chỗ viết hỏng, cần giúp trẻ rút kinh nghiệm, tránh vấp phải sai sót tương tự ở lần sau.
Khi viết thấy mỏi tay,mồ hôi tay ra nhiều , hoặc hoa mắt, nhức đầu, có nghĩa là ngồi quá lâu, phải nghỉ giải lao, chuyển sang các hoạt động cơ bắp như :vươn vai , hít thở, tập thể dục...Sau 4 đến 5 phút trở lại ngồi viết sẽ có hiệu quả hơn.
Biện pháp Thứ Ba:
Sự mẫu mực chữ viết của giáo viên là phương tiện quan trọng để dạy học sinh viết đúng, đẹp.
Người giáo viên phaỉ coi trọng việc trình bày trên bảng là trang viết mẫu mực của mình cho học sinh noi theo.Do vậy việc khổ công rèn luyện viết đúng,viết đẹp,viết rõ ràng và ngay ngắn là tiêu chí mọi GV đều phải đặt ra và thực hiện bằng được trong từng giờ học,trong từng cách trình bày bảng sao cho khoa học, đẹp mắt.
Ngoài yêu cầu về viết đúng, viết đẹp tôi còn luôn chú ý tạo sự thống nhất trong cách trình bày bảng ở từng phân môn và thể hiện bài dạy. Từ đó quy định cách trình bày bài viết trong vở của học sinh để tạo ra sự thống nhất , chuẩn mực từ các chi tiết nhỏ nhất(gạch chân, kẻ hết bài,kẻ hết buổi,cách ghi phân môn,cách trình bày bài thơ lục bát , thơ tự do và bài văn xuôi...)Hay khi chấm bài tôi rất chú ý đến việc chữa lỗi kĩ cho học sinh kết hợp với lời phê chính xác, mang tính khích lệ, chỉ bảo, luôn chứa đựng tình cảm, động viên học sinh để học sinh tự tin vào bản thân khi viết bài và nhận ra những tồn tại cần khắc phục.
Biện Pháp Thứ Tư:
Kết hợp với cha mẹ học sinh và tổ chức tốt các phong trào thi đua.
Đặc điểm của học sinh Tiểu học là nhanh quên vì vậy việc rèn luyện viết chữ đúng,đẹp cần được làm thường xuyên và liên tục ở mọi nơi mọi lúc, ngoài sự dạy dỗ của thầy cô ở lớp việc cha mẹ giúp đỡ con rèn chữ ở nhà là một việc quan trọng vì vậy ngay buổi học đầu tiên của năm học tôi đã trao đổi rất kĩ tầm quan trọng của việc rèn chữ cho học sinh và phổ biến cách dạy các cháu ở nhà cho thống nhất với giáo viên ở lớp.
- Cột sống lưng luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghé ngồi. Không ngồi vặn vẹo, lâu dần thành có tật, dẫn đến lẹch cột sống, rất khó chữa sau nay.
- Hai chân thoải mái, không để chân co, chân duỗi khiến cột sống phải lệch vẹo và chữ viết sẽ xiên lệch theo.
- Tay trái để xuôi theo chiều ngồi, giữ lấy mép vở cho khỏi xô lệch , đồng thời làm điểm tựa cho trọng lượng nửa người bên trái.
b/ Hướng dẫn cách cầm bút đúng:
- Tay phải cầm chắc bút bằng 3 ngón tay (cái , trỏ , giữa). Đầu ngón trỏ cách đầu ngòi bút chừng 2,5cm. Mép bàn tay là điểm tựa của cánh tay phải khi đặt bút xuống bàn viết. Lúc viết, điều khiển cây bút bằng các cơ cổ tay và các ngón tay.
- Không để ngửa bàn tay quá, tạo nên trọng lượng tì xuống lưng của hai ngón tay út và áp út (ngón đeo nhẫn). Ngược lại không úp quá nghiêng bàn tay về bên trái (nhìn từ trên xuống thấy cả 4 ngón tay: trỏ, giữa, áp út và út ).
Các tư thế tay cầm bút không đúng sẽ dẫn đén các cố tật sau này khó chữa như: căng cứng,mỏi cơ gân bàn tay; viết chóng mỏi tay;ra nhiều mồ hôi tay;không thẻ viết lâu, viết nhanh được.
Cầm bút xuôi theo chiều ngồi.Góc đọ bút đặt so với mặt giấy khoảng 45 độ. Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 90 độ. Đưa bút từ trái qua phải từ trên xuống dưới các nét đưa lên hoặc đưa sang ngang phải thật nhẹ tay, không ấn mạnh đầu bút vào mặt giấy.
Biện pháp thứ hai :
Rèn viết đúng trọng tâm từng nhóm chữ
Nếu cùng một lúc đòi hỏi học sinh viết đúng và đẹp ngay là diều rất khó thực hiện, mặt khác căn cứ vào đặc điểm cấu tạo nét và mối quan hệ về cách viết các chữ cái để học sinh viết đúng kĩ thuật ngay từ đầu tôi chia nhóm chữ và xác định chữ trọng tâm đại diện cho mỗi nhóm chữ học sinh hay sai chỗ nào, học sinh gặp khó khăn gì khi viét các chữ ở nhóm đó.
Nhóm 1: Gồm các chữ : m n i u ư v r t
Với nhóm chữ này học sinh hay thắc mắc lỗi viết chưa đúng nét nối giữa các nét, nét móc thường bị đổ nghiêng, khi hất lên thường choãi chân ra nên không đúng .
- Để khắc phục nhược điểm trên ngay từ nét bút đầu tiên tôi đặt trọng tâm rèn luyện học sinh viết nét móc ngược, móc 2 đầu thật đúng, thật ngay ngắn trước khi ghép các nét tạo thành chữ. Khi ghép chữ tôi luôn chú ý minh họa rõ nét điểm đặt bút, điểm dừng bút của mỗi nét để chữ viết cân đối, đẹp.
- Từ các nét cơ bản ở nhóm chữ thứ nhất được viết đúng kĩ thuật học sinh sẽ có cơ sở viết chữ ở nhóm thứ 2 dễ hơn.
Nhóm thứ 2: gồm các chữ : l b h k y
ở nhóm chữ này học sinh hay viết sai điểm giao nhau của nét và chữ viết còn cong vẹo.
- Để giúp học sinh viết đúng điểm giao nhau của các nét khuyết tôi luôn cho học sinh xác định rõ ràng điểm giao nhau của nét khuyết bằng 1 dấu chầm nhỏ và rèn cho học sinh thói quen luôn đưa bút từ điểm bắt đầu qua đúng chấm rồi mới đưa bút lên tiếp thì mới viết đúng.
- Để viết được nhóm chữ này thẳng, ngay ngắn thì cần rèn cho học sinh biết viết nét sổ thật đúng,thật thẳng ở ngay các bài nét chữ cơ bản khi nào thành thạo thì mới tiến hành viét nét khuyết .
Nhóm 3 : Gồm các chữ : o ô ơ ă â
Với nhóm chữ này nhiều người cứ nghĩ là đơn giản nhưng thực tế hầu hết học sinh viết sai từ chữ O như chiều ngang quá rộng hoặc quá hẹp, nét chữ không đều đầu to đầu bé.
chính vì vậy ở nhóm chữ này tôi xác định cần dạy học sinh viết đúng chữ O để làm cơ sở cho viết đúng các chữ khác trong nhóm. vậy thì O viết thế nào cho đúng? Điểm đặt bút từ đâu? chiều ngang chiếm tỉ lệ bao nhiêu so với chiều cao? Đó là việc làm rất khó đểcho học sinh xác định được. Vì vậy khi dạy chữ O tôi kẻ một ô vuông trên bảng rồi chia ra 3 phần bằng nhau, đánh dấu 4 điểm ở giữa các cạnh hình chữ nhật, dùng phấn màu chấm hình chữ O sau đó tô lên các dấu chấm,vừa tô vừa giảng kĩ, nhấn mạnh điểm đặt bút đầu tiên và điểm dừng bút chính là điểm để viết thêm dấu “ , “ chữ O và điểm để nối các nét chữ khác khi viết nhanh. Viết được chữ O đúng học sinh dễ dàng viết đúng các chữ cái khác trong nhóm.
Sau khi chia các nhóm chữ, xác định trọng tâm cần dạy kĩ ở mỗi nhóm tôi luôn đặt ra một kế hoạch rèn chữ hàng tuần, hàng tháng 1 cách cụ thể. Mỗi tuần tôi rèn một nhóm chữ nhất định, rèn đúng loại chữ này thì mới chuyển sang loại chữ khác, loại chữ này viết đúng kỹ thuật mới chuyển sang rèn loại chữ khác rồi tiến tới rèn viết đẹp nên học sinh rất say mê,phấn khởi, không căng thẳng lo lắng khi tập viết.
Sau mỗi bài viết cần nhận xét “ nét nào được, nét nào hỏng?”. Tìm nguyên nhân vì sao hỏng: Tại tư thế cầm bút, ngồi viết không đúng quy định, tay đặt bút không có điểm tựa, vì chưa chuyển dịch bút đúng tầm tay đưa bút, do vướng vấp cạnh bàn, mặt giấy không nhẵn, mực xuống không đều... Tóm lại có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chữ xấu trong khi viết.
Sau khi phát hiện ra nguyên nhân chỗ viết hỏng, cần giúp trẻ rút kinh nghiệm, tránh vấp phải sai sót tương tự ở lần sau.
Khi viết thấy mỏi tay,mồ hôi tay ra nhiều , hoặc hoa mắt, nhức đầu, có nghĩa là ngồi quá lâu, phải nghỉ giải lao, chuyển sang các hoạt động cơ bắp như :vươn vai , hít thở, tập thể dục...Sau 4 đến 5 phút trở lại ngồi viết sẽ có hiệu quả hơn.
Biện pháp Thứ Ba:
Sự mẫu mực chữ viết của giáo viên là phương tiện quan trọng để dạy học sinh viết đúng, đẹp.
Người giáo viên phaỉ coi trọng việc trình bày trên bảng là trang viết mẫu mực của mình cho học sinh noi theo.Do vậy việc khổ công rèn luyện viết đúng,viết đẹp,viết rõ ràng và ngay ngắn là tiêu chí mọi GV đều phải đặt ra và thực hiện bằng được trong từng giờ học,trong từng cách trình bày bảng sao cho khoa học, đẹp mắt.
Ngoài yêu cầu về viết đúng, viết đẹp tôi còn luôn chú ý tạo sự thống nhất trong cách trình bày bảng ở từng phân môn và thể hiện bài dạy. Từ đó quy định cách trình bày bài viết trong vở của học sinh để tạo ra sự thống nhất , chuẩn mực từ các chi tiết nhỏ nhất(gạch chân, kẻ hết bài,kẻ hết buổi,cách ghi phân môn,cách trình bày bài thơ lục bát , thơ tự do và bài văn xuôi...)Hay khi chấm bài tôi rất chú ý đến việc chữa lỗi kĩ cho học sinh kết hợp với lời phê chính xác, mang tính khích lệ, chỉ bảo, luôn chứa đựng tình cảm, động viên học sinh để học sinh tự tin vào bản thân khi viết bài và nhận ra những tồn tại cần khắc phục.
Biện Pháp Thứ Tư:
Kết hợp với cha mẹ học sinh và tổ chức tốt các phong trào thi đua.
Đặc điểm của học sinh Tiểu học là nhanh quên vì vậy việc rèn luyện viết chữ đúng,đẹp cần được làm thường xuyên và liên tục ở mọi nơi mọi lúc, ngoài sự dạy dỗ của thầy cô ở lớp việc cha mẹ giúp đỡ con rèn chữ ở nhà là một việc quan trọng vì vậy ngay buổi học đầu tiên của năm học tôi đã trao đổi rất kĩ tầm quan trọng của việc rèn chữ cho học sinh và phổ biến cách dạy các cháu ở nhà cho thống nhất với giáo viên ở lớp.
Một mặt nữa tôi luôn chú ý bồi dưỡng lòng say mê và quyết tâm rèn chữ viết cho học sinh thông qua các phong trào thi đua theo tuần, theo chủ điểmvà kết hợp với hội cha mẹo học sinh khen thưởng kịp thời.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng trong việc: Rèn kĩ thuật viết chữ. Tôi xin trình bày để các đồng nghiệp tham khảo, đóng góp ý kiến - giúp đỡ tôi trong công tác để tôi có thể nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn.
NÉT CHỮ NẾT NGƯỜI
Posted by
Unknown
|
Labels:
Bút luyện chữ,
Bút mài thầy Ánh,
Bút máy thầy Ánh,
Hàng Chính Hiệu,
Luyện chữ đẹp,
NÉT CHỮ NẾT NGƯỜI
Ông cha ta xưa nói “nét chữ nết người” quả không sai. Nhìn vào những dòng chữ một người viết ra, chúng ta phần nào đoán biết được tính cách của họ.
Có một vài mẫu chưc cơ bản tương ứng với một vài nét tính cách. Bạn thử tham khảo và kiểm chứng nhé!
Tính sống tình cảm
Chữ viết nằm nghiêng: Người hay đặt để quả tim mình lên trên hết , người lắm tình cảm, hay cảm động Luôn luôn coi tình cảm hơn lý trí.
Tính coi trọng khuôn phép
Những người này thường có kiểu chữ viết thẳng đứng: Người qui tắc, phân minh, qui củ , thường sống trong khuôn phép (nếu chữ hoàn toàn viết đứng không nghiên lệch trong toàn bộ các chữ viết).
Tính không quyết đoán
Mẫu chữ viết của họ thường ngả về phía trái. Điều đó biểu lộ sự đắn đo suy nghĩ, do dự , dễ nguội lạnh. Đây cũng là mẫu người hay dấu diếm chuyện tâm sự, không muốn giải bày cùng ai. Có tư tưởng bảo thủ . Thích giữ những gì đã có và thường dùng cái đã có để làm tiêu chuẩn cho hướng đi của đời mình
Người hướng ngoại
Những người có kiểu chữ viết ngả về phía bên phải là những người có tính hướng ngoại , thích bộc lộ tâm sự. Thường muốn tiến lên, nhìn về tương lai, đến chân trời, mục đích mới mẻ và sáng lạng hơn hiện tại.
Tính khí nóng nảy
Chữ viết hay chữ ký có vẻ hối hả, hấp tấp, thúc bách hay có vẻ nặng nề như bị sức đẩy hay một sức đè nặng. Đây là biểu tượng của tính khí nóng nảy, vụt tóc, có khả năng mạnh mẽ, đầy ham muốn về dục tình và nhạy cảm sâu xa. Đây cũng chỉ rõ mẫu người nóng nảy dễ tha thứ nhưng đồng thời sẽ không bao giờ quên những lỗi lầm mà họ đã tha thứ. Người này thích gì là muốn có ngay, muốn thực hành ngay.
Tính thích trữ của cải
Những người thích tích góp của cải có chữ đặt biệt được biểu hiện ở nét móc tại nét chữ khởi đầu. Móc đó có thể có khi bắt đầu viết một từ (một từ có từ 1 đến bốn năm sáu chữ cái) hoặc cả bên trong từ. Hễ móc đó càng to càng lớn thì lòng khát kao tích trữ của càng nhiều.
Tính hiếu chiến, hay gây sự
Qua chữ viết của những người này, chúng ta bắt gặp thấy những nét cuối của chữ ” g, j, y và p ” đều kéo dài ra thành một đường móc. Những người này thường được bộc lộ qua các nét tính cách như: ưa gây gổ, cải lý, hiếu chiến, hiếu thắng, chẳng mấy khi sống hòa thuận thân ái với người chung quanh…
Có đầu óc phân tích
Chúng ta đọc được tâm lý những người này về phương diện nêu trên qua biểu hiện bằng những nét giống hình chữ V (vin); dấu hiệu này thường hiện ra ở giữa các chữ, những dấu giếng hình chữ V đó càng sâu thì khả năng phân tích của họ càng lớn. Họ thường là người có đầu óc phân tích sự việc, khi đứng trước một vấn đề thường vận dụng trí óc để nhận định, phân tích rạch ròi phải trái, trắng đen, chứ không chịu theo lối thế nào cũng xong. Người này thường bắt bẻ lời nói, việc làm của người khác . Những người này khó mà nói suông, nói phứa với họ. Vì lời nói phải sát hợp, đúng với thực tế và “lo-gích” mới làm cho họ tin phục được.
Có khả năng hiểu nhanh
Những người có khả năng hiểu nhanh thì trong chữ viết m, n, r và phân nửa của chữ h bên dưới (móc hai đầu r) đều không có hình thuẩn tròn mà nhọn hoắt . Hễ mũi nhọn càng cao, càng sắc cạnh thì sự bén nhạy của trí tuệ của họ càng lớn.
Nhiều người chỉ vừa nghe qua câu hỏi, câu nói hoặc sự việc là đã lãnh hội được nổi dung, ý chính bên trong. Thậm chí có nhiều khi thông qua cử chỉ, dấu hiệu hoặc những lời nói lấp lửng, những câu nói chưa trọn nhưng người ấy đã hiểu được ý nói gì, hiểu được người đôi diện muốn gì. Người ta thường nói một cách khác là nhữgn người ấy nhanh ý hoặc tinh ý . ..v.v. . Đầu óc họ rất tinh tế, khó có thể dấu diếm hoặc nói xa nói gần đối với họ.
Có khả năng tập trung cao
Có nhiều người khi đã chú tâm làm một việc gì thì tập trung toàn tư tưởng, ý nghĩ vào việc làm đó chứ không nghĩ việc này qua việc khác. Nếu họ là nữ và bạn là con trai và được cô gái này yêu, được cô này làm vợ thì cũng nên biết một điều để khỏi làm buồn lòng cô ta, đó là không nên nghĩ đến cô gái nào nữa. Vì rằng một khi đã chọn bạn làm người yêu, làm chồng thì nàng chỉ còn nghĩ đến bạn và việc bạn làm, ý bạn nghĩ mà thôi . Chứ không có còn nghĩ đến ai khác. Các cô gái có đặc tính trên, được biểu hiện qua nét chữ rất nhỏ. Chữ càng nhỏ khả năng ý thích tập trung càng cao.
Óc sáng tạo
Nhiều người có đầu óc tưởng tượng rất phong phú, từ tưởng tượng họ sáng tạo, nghĩ ra những việc làm mới lạ. Trong nhà, người này sáng tạo ra cách trang hoàng nhà cửa, sắp xếp một cách tân kỳ các tủ bàn, tranh ảnh, màn the, trong bữa ăn cũng có nhiều cải tiến nhờ óc sáng tạo nếu có nhiều món ăn ngon và lạ ít ai nghĩ đến. Những người có óc sáng tạo, đồng thời cũng là những người tình tuyệt vời trong cuộc sống tình cảm. Những người có óc sáng tạo thường được biểu hiện qua nét chữ r bằng phảng ở trên đầu nét cong (r) và nét tròn trên các chữ m, n và h.
Có tính tò mò và ưa phê phán
Trong giới nữ, chúng ta thấy không ít người lúc nào cũng có tính thích tò mò, tìm biết việc của người khác, ưa bình phẩm, phê phán, lý sự. Các cô gái này thường mất thì giờ một cách vô ích và không chính đáng vào việc của người khác. Nhưng, nếu cô gái biết sử dụng óc tò mò và phê phán vào việc nghiên cứu phê bình thì lại rất có lợi cho bản thân mình và cho đời.
Được biểu hiện qua những chữ m, n, h và r có nét “v” lộn ngược . Đối với nam giới thì đây là mẫu người rất thích hợp với ngành khoa học kỹ thuật, an ninh.
Tính lường gạt, dối trá. Nhiều người tuy mặt mày đẹp đẽ, lời nói ngọt ngào, đạo hạnh, nhưng bên trong thì gian dối, lọc lừa lường gạt. Họ lường gạt cả bạc tiền lẫn tình cảm yêu đương. Toàn là đâu môi chót lưỡi, hưá hẹn suông. Hạng người này thường mang lại thua lỗ, khổ sở, mất mát và đổ vở cho kẻ khác, kể luôn cả người thân yêu ruột thịt cũng chẳng từ nan. Tính gian dối lừa đảo của những hạng người này thường được thể hiện bằng những chữ có dấu thắt lại thành vòng hay một nửa vòng bên trong những chữ tròn.
Mẫu chữ biểu lộ tính cương quyết
Nếu đây là mẫu chử của người đàn bà cứng rắn, giữ vững lập trường và ý kiến đên cùng, chẳng có gì lay chuyển được một khi cô đã quyết Nàng chính là một người đàn ông về mặt tính tình. Cũng vì quá cương quyết nên nhiều khi họ đâm ra khôn khan, mất cả nữ tính. Người đàn ông nào làm tình nhân của nàng thì hãy coi chừng nàng đấy. Vì một khi nàng đã bất bình, đã quyết bỏ chàng là đã đến lúc khó bề hàn gắn. Cứu vớt. Mà khi nàng đã quyết định yêu chàng thì hãy vững tin rằng cô ấy là của bạn, đừng ngần ngại hay nghĩ tới nghĩ lui gì nữa. Loại người này có tính cương quyết được biểu hiện bởi hầu hết những chữ có kết thúc đột ngột chứ không có nét thừa thêm ra từ đường chữ cơ bản.
Có quyết tâm
Trong cuộc sống đầy dãy khó khăn, trở ngại. Có nhiều người khi đã muốn làm một việc gì, đã định làm một việc gì thì dù cho việc đó có khó khăn, lâu dài đến đâu họ cũng vẫn cố gắng làm cho bằng đạt kết quả mới thôi. Nghĩa là làm sao đeo đuổi đến cùng mới ngưng nghỉ. Người có tính quyết tâm thường có nét chữ viết có nét đặc trưng là ở tất cả các nét dưới của chữ cái như “g, y, j ” đều không có nét vòng lên (không có bụng ở bộ phận hạ).
Có tính độc đoán
Nhiều cô nhiều bà có tính chỉ muốn làm những gì theo ý riêng của mình chẳng thua gì những ông vui độc tài vào thời vua chúa đang cục thịnh (muốn thành nữ hoàng). Độc đoán là một tính xấu, mà xấu nhất, khó chịu nhất khi đó là tính của một người đàn bà. tính độc đoán của các cô bà được thể hiện qua nét ngang của chữ “t” trược xuống và nghiêng chúc về bên phải như một nét cắt xéo một cách tàn nhẫn. Bạn có thể quyến rũ một phụ nữ có nét chữ này bằng cách đóng vai yếu đuối, không có ý chí, nhưng bạn phải có khả năng khẳng định được nam tính của mình thì cô ấy mới hạnh phúc. Đối với người đàn ông thường viết chữ “t” với nét ngang kiểu này thường hay có tính độc tài muốn điều mình nghĩ phải đến đúng cũng như những gì mình đã đưa ra cho ai thì người ấy phải làm ngay không chần chừ hay bàn cãi.
Tính lãnh cảm, lãnh đạm
Có nhiều người lạnh như tảng băng. Đối với vấn đề tình cảm, họ chẳng bao giờ nghĩ đến. Mối xúc cảm về giới tính hầu như vắng bóng bên trong cơ thể và đầu óc của những người này. Hạng người lãnh cảm được chia làm hai dạng theo hai mức độ nặng nhẹ, theo từng cách nhấn đè mạnh hay nhẹ trên chữ viết thẳng đứng:
-Nếu cô gái đè mạnh lên cây bút trên hàng chữ viết thẳng đứng thì đây chỉ là cái vẻ tự bảo vệ mà thôi, bạn trai có thể khắc phục bằng lòng kiên nhẫn và sự nhẹ nhàng.
-Nếu cũng chữ viết thẳng đứng, nhưng khi viết thì cô ta chỉ đè nhẹ cây but’ thì đây là cô gái hoàn toàn lãnh đạm về mặt tình cảm. Đối vối nam giới thì đây là mẫu người coi lý nặng hơn tình.
Hào phóng và rộng lượng
Khi người đàn ông, đàn bà, con gái có lòng dạ khoáng đạt, rộng rãi, hào phóng không nhỏ nhen, ganh tị, keo kiệt về mọi mặt , từ vật chất đến tinh thần thì khi viết, chữ viết của họ thường có đường nối dài giữa các chữ cái trong một từ và thường nét kết thúc kéo dài trong các từ.
Chân thật, thẳng thắn
Những người có tính chân thật và thẳng thắn chẳng bao giờ nói và làm những gì lòng họ không muốn, ý họ không nghĩ. Khi họ yêu thì mọi cử chỉ hành động, âm thanh, ngôn ngử của họ đều nói lên trọn vẹn tất cả về yêu. Trái lại người yêu không hợp xứng với tấm hồh, con tim của họ, làm họ không thấy rung động vì tim yêu thì họ sẽ làm, sẽ hành động theo đúng tiếng nói “không yêu ” của con tim đang ngủ yêu trong lồng ngực họ. Những người có tâm hồn chân thật này thì chúng ta sẽ tìm nhận được họ qua nét chữ , a, g, q và d điều hở ở phần tròn (bộ phận trung ) mở ở trên hay bên phải mới là người tốt.
Đối với nữ giới khi nhận thấy có những dấu hở trên là bạn đã bắt gặp người phụ nữ chân thật. Cô gái này sẽ luôn luôn sẳn sàng cho bạn biết vị trí của bạn đối với cô ấy được đặt ở tầm mức nào.
Tính hay tưởng tượng
Nhiều người có trí tưởng tượng rất phong phú và vì quá tưởng tượng nên kh ông còn phân biệt được sự khác biệt giữa đâu là thật đâu là tưởng tượng. Cũng vì trí tưởng tượng đôi khi quá phong phú mà làm đổ vỡ bao hạnh phúc đang ở trong tầm tay.
tính giàu tưởng tượng được biểu hiện qua bằng những vòng chữ dưới tròn. Vòng chữ càng tròn trịa thì trí tưởng tượng càng lớn. Nếu nữ giới có chữ viết mà vòng chữ càng tròn lại càng to ra thì cô ấy không còn phân biệt đâu là thật , đâu là cái do trí tưởng tượng tạo ra.Nam giới có những vuông chữ này trong chữ viết của họ cũng nói lên cá tính ấy.
Địa chỉ bán Bút mài thầy Ánh ở TP. Hồ Chí Minh ?
Posted by
Unknown
|
Labels:
Bút luyện chữ,
Bút mài thầy Ánh,
Bút máy thầy Ánh,
Hàng Chính Hiệu,
Luyện chữ đẹp
Địa chỉ bán Bút mài thầy Ánh ở TP. Hồ Chí Minh ?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm nhái, giả bút mài thầy Ánh, quý khách hàng lưu ý lựa chọn đúng sản phẩm để đảm bảo quyền lợi của khách hàng và uy tín của công ty quý khách hàng có thể đến địa chỉ sau để mua hàng chính hãng:
ĐẠI LÝ CẤP 1 BÚT MÀI THẦY ÁNH
Địa chỉ: 68B Nguyễn Văn Trỗi - P. 8 - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
Điện thoại: (08) 22 300 418 - Fax: (08) 3716 4642
Hotline: 0942 835 184 (Mr Hùng)
Cách phân biệt bút mài Thầy Ánh chính hiệu
Posted by
Unknown
|
Labels:
Bút luyện chữ,
Bút mài thầy Ánh,
Bút máy thầy Ánh,
Hàng Chính Hiệu,
Luyện chữ đẹp
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm nhái, giả bút mài thầy Ánh, quý khách hàng lưu ý lựa chọn đúng sản phẩm để đảm bảo quyền lợi của khách hàng và uy tín của công ty quý khách hàng có thể phân biệt như sau:
Mỗi cây bút được đựng trong 1 túi bóng có tên công ty kèm với mác cho từng loại
Ngòi bút được mài thủ công nên khi viết tạo độ sắc nét cho chữ.
* Do quy trình mài thủ công nên khi viết thường gai hơn các loại bút khác, tuy nhiên độ sắc nét lại thể hiện rất rõ rệt đó là nét đưa lên thanh còn nét đưa xuống đậm.
* Yêu cầu khi viết phải cầm đúng bút mới ra mực đều (đặc điểm này rất có ích giúp trẻ tập thói quen cầm bút đúng).
Tem chống hàng giả 7 màu hình tròn.
* Tem chống hàng giả được dán lên bút có dòng chữ "Thiết bị giáo dục Ánh Dương" bọc bên ngoài logo của công ty.
Nắp bút và thân bút có logo và số hiệu bút.
Trên thân bút có dòng chữ "Bút mài Thầy Ánh" kiểu font chữ viết tay.
Bao bì bút có mã vạch, tên bút và địa chỉ website.Sản phẩm của Công ty Ánh Dương đã được cục sở Hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận.
Chúng tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của Quý đơn vị. Để hạn chế tình trạng hàng giả trên, khi có tổ chức hoặc cá nhân đến quảng cáo, giới thệu sản phẩm Luyện chữ đẹp, bút mài Thầy Ánh mong đơn vị hỏi rõ giấy gới thiệu, thẻ nhân viên hoặc thông tin về Trung tâm chúng tôi để xác nhận.
Quý khách hàng lưu ý khi chọn các sản phẩm của trung tâm cần có đầy đủ tem, nhãn mác, bao bì có in địa chỉ web: www.ButMaiThayAnh.net để tránh mua nhầm hàng giả.
Bút mài thầy Ánh - Người mài 9 vạn ngòi bút để thắp sáng một ước mơ
Thầy giáo Nguyễn Đương Ánh trước các học trò của mình Bên kia sông Đuống, có một thầy giáo trẻ mỗi ngày mài hàng trăm ngòi bút, bàn tay bao lần tóe máu chỉ để thắp sáng một ước mơ: Chữ đẹp.
Sáng kiến từ kinh nghiệm cũ
Năm 2002, Bộ GD-ĐT có Quyết định 31 ban hành mẫu chữ viết mới trong toàn quốc. Trong bộ mẫu chữ đó, có mẫu viết nâng cao là kiểu chữ có nét thanh, nét đậm. Tuy nhiên, những bút viết như bút bi, bút máy thông thường không viết được kiểu chữ này. Những giờ học, thầy trò cứ loay hoay mà không sao viết được nét thanh nét đậm như ý.
Chợt nhớ đến những mùa hè “đau tay”, thầy giáo trẻ Nguyễn Đương Ánh, Trường tiểu học Phú Lâm 2, Tiên Du, Bắc Ninh vốn có “thâm niên” nhiều năm chuyên viết giấy khen cho Phòng GD-ĐT huyện chợt nảy ý tưởng mài ngòi bút cho học trò viết chính tả.
Những ngày đầu, mài hàng tiếng mới được một ngòi bút. Có khi mài chỉ hơi quá tay là ngòi tòe, phải vứt đi cả đống bút. Hòn đá mài dao của ông bố mòn vẹt cũng là lúc “kỹ năng mài” của Ánh đã trở nên “chuyên nghiệp”, chỉ 15 phút là một “ngòi chuyên dùng” ra đời.
Nhưng thành công đã đến vượt sự mong đợi khi học sinh lớp 5C do anh làm chủ nhiệm có 50% số em xếp loại C đã vươn tới mức A chỉ sau một tháng được trang bị những ngòi bút làm từ bàn tay tóe máu của thầy. Vài tháng sau, một em học sinh của anh đạt giải Nhất kỳ thi viết chữ đẹp của tỉnh. “Phát kiến” của Ánh được phổ biến trong toàn huyện.
Năm học 2002-2003, nhờ sáng kiến này huyện Tiên Du từ chỗ chưa có tên tuổi trong phong trào viết chữ đẹp đã “bứt phá” giành ngôi vị quán quân với kết quả: 10 học sinh đi thi thì “ẵm” 5 giải nhất, 3 giải nhì, 2 giải ba; ba giáo viên đi thi thì có đủ cả ba loại giải. Cô giáo Trương Minh Phượng, Trường tiểu học Hạp Lĩnh, “thủ” cây bút mài đi thi viết chữ đẹp toàn quốc năm 2003 đã “rinh” giải Nhất.
Nỗi niềm “nhà kinh doanh ngòi bút”
Chỉ là một sáng kiến nhỏ nhưng nó đã “đẩy” Ánh vào cảnh huống trở thành “nhà kinh doanh ngòi bút” bất đắc dĩ. Tiếng lành bút mài thầy Ánh ngày càng đồn xa – trong huyện, trong tỉnh, rồi toàn quốc. Điện thoại réo, thư hợp đồng đặt mua tới tấp gửi về. Ánh mài tưởng như muốn gãy tay.
Làm sao có thể từ chối những em học sinh khát khao viết chữ đẹp. Bao đêm bóp trán, anh bật ra một sáng kiến mới: Dùng mô-tơ mài thay cho hòn đá mài. Nhờ vậy, tốc độ mài tăng lên đột biến.
Mỗi ngày Ánh có thể mài 50 –70 ngòi bút. Giá mỗi cây bút Trung Quốc mua về 11.000 đồng, sau khi mài bán 12-13.000 đồng, chỉ thu được 1.000-2.000 đồng tiền công mài ngòi. Ánh rủ thêm đồng nghiệp của mình là Nguyễn Đức Đồng, giáo viên Trường tiểu học Hoàn Sơn cùng mài bút.
Ánh cho biết, tính đến nay, hai anh và người thân đã mài tới 90 vạn ngòi bút cung cấp cho học trò hơn 60 tỉnh, thành trong cả nước. Nhiều người bảo: Mài ngòi bút bán chạy như tôm tươi, sao không tăng giá đi. Nhưng Ánh lắc đầu, các em học trò tiểu học ở nông thôn nghèo lắm...
Năm 2004, một chủ doanh nghiệp cơ khí tư nhân Ph. ở TP.HCM đã liên hệ với Ánh xin “đỡ đầu” cho sản phẩm ngòi bút mài của anh, đề nghị “chuyển giao công nghệ” để sản xuất hàng loạt. Ánh đã viết trình bày rõ “công nghệ”, các bước mài ngòi rồi fax cho ông. Nghe nói ông này đã cho mài hàng loạt ngòi bút bán, rồi “mất tăm”, không hề liên hệ lại.
Vậy mà Ánh cũng chẳng hề tiếc “bản quyền”. Lời tâm sự mộc mạc của chàng giảng viên trẻ này hoàn toàn khác với phỏng đoán của chúng tôi. Anh bảo: "Một nhà nghiên cứu Hàn Quốc đã từng khen ngợi chữ Việt, rằng chữ viết cũng là một động lực phát triển của đất nước. Rèn chữ đẹp cho học trò đang thành chuyện cả nước quan tâm".
Anh tâm sự: "Thế nhưng hàng triệu học trò từ Nam chí Bắc mà vẫn chưa hề có một nhà máy nào sản xuất bút viết chính tả một cách công nghiệp thì thật đáng buồn. Tôi đâu muốn làm người kinh doanh ngòi bút. Nhiều người bảo tôi 32 tuổi rồi, mải mài ngòi bút quên lấy vợ sao...".
Subscribe to:
Posts (Atom)